Giấy phép cho cơ sở sản xuất kinh doanh trái cây sấy

Cơ sở sản xuất đóng gói kinh doanh trái cây sấy phải có những giấy phép trước khi đi vào hoạt động sản xuất và lưu hành sản phẩm ra thị trường Việt Nam cũng như thị trường nước ngoài. Để biết các loại giấy phép cho cơ sở sản xuất kinh doanh trái cây sấy theo luật định gồm những giấy phép gì? Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng này như thế nào? HOÀNG VY Media thân mời quý bạn đọc cùng xem qua bài viết dưới đây!

Những Giấy phép cho cơ sở sản xuất kinh doanh trái cây sấy gồm

1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

2/ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toan toàn thực phẩm

3/ Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm

4/ Chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)

5/ Chứng nhận lưu hành tự do (Certificata Of Free Sale – CFS)

Thứ tự thực hiện giấy phép cho cơ sở sản xuất kinh doanh trái cây sấy

“Những giấy phép cho cơ sở sản xuất trái cây sấy HOÀNG VY Media thực hiện cho khách hàng”

Hồ sơ pháp lý sản xuất kinh doanh lưu hành sản phẩm thực phẩm
Hồ sơ pháp lý sản xuất kinh doanh lưu hành sản phẩm thực phẩm (Ảnh: HOÀNG VY Media)

Thứ nhất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cá nhân/tổ chức hoạt động; trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Đây là một trong các loại giấy phép để lưu hành sản phẩm trái cây sấy cần đăng ký.

» Thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh:

– Đối với thành lập công ty/doanh nghiệp: hướng dẫn tại đây

– Đối với đối tượng đăng ký hộ kinh doanh: hướng dẫn tại đây

» Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

– Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư hoặc trường hợp thành lập Hộ Kinh Doanh cá thể nộp tại UBND Quận/Huyện.

– Thời gian đăng ký giấy phép kinh doanh từ 05 đến 07 ngày làm việc.

Thứ hai, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toan toàn thực phẩm

Đối với hàng hóa là thực phẩm cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và có sự cấp phép của Ban quản lý An toàn thực phẩm.

» Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất/đóng gói sản phẩm trái cây sấy.

– Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm trái cây sấy.

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

– Giấy xác nhận đã được Tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

– Thời gian thực hiện giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: từ 25 đến 30 ngày làm việc.

Thứ ba, Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm

Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm là thủ tục thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

» Hồ sơ kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm bao gồm:

– Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam và kiểm nghiệm mẫu tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận/chỉ định. xem thêm Danh sách các cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

** (kiểm nghiệm từng loại sản phẩm nếu có tên gọi khác nhau)

– Bản tự công bố sản phẩm Mẫu số 1 nghị định 15/2018/NĐ-CP.

– Mẫu sản phẩm. Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

» Thời gian thực hiện

Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm từ 05 đến 07 ngày làm việc.

Thời gian đăng tải lên cổng thông tin điện tử: 03 đến 05 ngày.

Thứ tư, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)

Chứng nhận y tế là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay từ phía đơn vị nhập khẩu yêu cầu cung cấp. Chứng nhận y tế được cấp cho tất cả các loại thực phẩm được sản xuất tại Việt Nam được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

» Thành phần hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận y tế

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận y tế.

– Giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Nhãn sản phẩm.

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm.

» Thời gian thực hiện

Thời gian cấp giấy chứng nhận y tế (HC): từ 07 đến 10 ngày làm việc.

Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận Health Certificate là 02 năm, kể từ ngày cấp.

Thứ năm, Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificata Of Free Sale – CFS)

Chứng nhận lưu hành tự do là giấy chứng nhận để chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp đã được phép lưu thông tự do trên thị trường trong nước. Chứng nhận lưu hành tự do được cấp khi có yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu.

» Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS, bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm.

– Giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất sản phẩm.

– Bản công bố chất lượng sản phẩm.

– Nhãn sản phẩm.

» Thời gian thực hiện

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): từ 7 – 10 ngày làm việc.

Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành tự do là 02 năm.

» Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS

Chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các sản phẩm thực phẩm có thể ăn uống đều có thể xin cấp tại Bộ Công thương (hoặc cơ quan được Bộ Công thương ủy quyền).

Các giấy phép để lưu hành sản phẩm trái cây sấy (không bắt buộc)

Ngoài các giấy phép để lưu hành sản phẩm trái cây sấy nêu trên, để phát triển kinh doanh hàng hóa thực phẩm và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp nên tiến hành.

– Đăng ký Bảo hộ thương hiệu để được sự bảo hộ độc quyền đối với logo; nhãn hiệu của cơ sở kinh doanh.

– Đăng ký Mã số Mã vạch cho hàng hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như được người tiêu dùng biết đến với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

⇔ Nếu những giấy phép cần có cho cơ sở sản trái cây sấy như HOÀNG VY Media nêu trên đây doanh nghiệp chưa có bất kỳ loại giấy phép nào thì hãy Đăng ký ngay tại đây hoặc gọi 0933 277 479  –  0937 832 479 chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể và cung cấp dịch vụ từ những giấy phép đầu tiên cho đến giấy phép cuối cùng để doanh nghiệp có thể lưu hành sản phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu sang nước ngoài.

Điều kiện khi xin giấy phép cho cơ sở sản xuất trái cây sấy

Điều kiện đầu tiên để có những giấy phép cho cơ sở sản xuất trái cây sấy đó chính là cơ sở sản xuất, đóng gói và kinh doanh sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kèm theo những điều kiện cụ thể như sau:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp đối với nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác phải có khoảng cách an toàn.
  • Trang thiết bị đầy đủ để xử lý nguyên liệu; chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm khác nhau.
  • Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, khử trùng; nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
  • Có hệ thống xử lý nước thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Liên hệ dịch vụ làm giấy phép

Cơ sở sản xuất trái cây sấy cần có giấy phép đầy đủ theo quy định trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Hy vọng bài viết trên đây có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng đang kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu quý khách có nhu cầu thực hiện giấy phép cho cơ sở sản xuất kinh doanh trái cây sấy hay làm giấy phép lưu hành thực phẩm, hãy liên hệ HOÀNG VY Media để được hướng dẫn và tư vấn dịch vụ tốt nhất.

HOTLINE: 0933 277 479 – 0937 832 479

Website: www.tuvangiayphephoangvy.com

Email: tuvangiayphephoangvy@gmail.com
hotro@tuvangiayphephoangvy.com


►TIN LIÊN QUAN

Bài viết liên quan