Giấy phép xuất khẩu rau củ sấy, trái cây sấy

Để mặt hàng rau củ sấy, trái cây sấy hợp pháp hóa xuất khẩu cũng như đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu về chứng từ pháp lý đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy phép xuất khẩu rau củ sấy, trái cây sấy là chứng từ pháp lý mà doanh nghiệp xuất khẩu rau củ sấy, trái cây sấy cần xin cấp cho thực phẩm xuất khẩu theo đúng luật định.

Quy định pháp lý về Giấy phép xuất khẩu rau củ sấy, trái cây sấy

⇒ Giấy phép cho cơ sở sản xuất và kinh doanh rau củ sấy, trái cây sấy trong nước tại Việt Nam: 

1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

2/ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/HACCP;

3/ Kiểm nghiệm rau củ sấy, trái cây sấy;

4/ Công bố chất lượng rau củ sấy, trái cây sấy;

5/ Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm rau củ sấy, trái cây sấy; Đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

6/ Đăng ký thương hiệu độc quyền; Đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu (cần thiết).

Giấy phép xuất khẩu rau củ sấy, trái cây sấy doanh nghiệp cần xin cấp 1 trong 2 giấy:

1/ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS).

2/ Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC).

“Mẫu giấy phép xuất khẩu sản phẩm thực phẩm”

Giấy phép xuất khẩu rau củ sấy, trái cây sấy
Giấy phép xuất khẩu rau củ sấy, trái cây sấy (Ảnh: HOÀNG VY)

1/ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) căn cứ Quyết định Số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. CFS là giấy chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Tùy theo sản phẩm mà sẽ do Bộ Y Tế, hay Bộ Công Thương hoặc các Bộ có liên quan cấp và quản lý.

“Mẫu CFS – Giấy chứng nhận lưu hành tự do”

CFS chứng nhận lưu hành tự do rau củ sấy, trái cây sấy
CFS chứng nhận lưu hành tự do rau củ sấy, trái cây sấy (Ảnh: HOÀNG VY)

► Hồ sơ cấp CFS Giấy chứng nhận lưu hành tự do

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (Phụ lục IV) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/HACCP;

– Kết quả kiểm nghiệm rau củ sấy, trái cây sấy còn thời hạn hiệu lực trong 1 năm;

– Hồ sơ công bố chất lượng rau củ sấy, trái cây sấy;

– Mẫu nhãn sản phẩm rau củ sấy, trái cây sấy; (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

**Cung cấp hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công nếu công ty không sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

► Thời gian thực hiện và Cơ quan cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do

– Xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do rau củ sấy, trái cây sấy tại Bộ Công Thương.

– Thời gian xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do: 05 đến 07 ngày.

– Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận lưu hành tự do là 02 năm, kể từ ngày cấp.

2/ Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)

Căn cứ Thông tư Số 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

“Mẫu Health Certificate – Giấy chứng nhận y tế”

Health Certificate chứng nhận y tế rau củ sấy, trái cây sấy
Health Certificate chứng nhận y tế rau củ sấy, trái cây sấy (Ảnh: HOÀNG VY)

► Hồ sơ cấp giấy chứng nhận y tế

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế theo mẫu quy định;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/HACCP;

– Mẫu nhãn sản phẩm; (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

– Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu có thể hiện số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

**Cung cấp hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công nếu công ty không sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

► Thời gian thực hiện và Cơ quan cấp giấy chứng nhận y tế

– Xin cấp giấy chứng nhận y tế tại Bộ Y Tế – Cục An toàn thực phẩm.

– Thời gian thực hiện: 07 đến 10 ngày.

– Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận y tế là 02 năm, kể từ ngày cấp.

XEM THÊM:

>>> Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) xuất khẩu Cà phê Arabica, Robusta, Cherry, Moka, Culi

>>> Chứng nhận y tế (Health Certificate) xuất khẩu cà phê Arabica, Robusta, Cherry, Moka, Culi

Liên hệ dịch vụ làm giấy phép xuất khẩu rau củ sấy, trái cây sấy

Giấy phép xuất khẩu rau củ sấy, trái cây sấy gồm chứng nhận lưu hành tự do và chứng nhận y tế được luật pháp Việt Nam quy định đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu. Với kinh nghiệm chuyên môn lĩnh vực giấy phép xuất nhập khẩu, Hoàng Vy hỗ trợ quý doanh nghiệp hoàn thành nhanh xin cấp giấy phép cho sản phẩm thực phẩm xuất khẩu uy tín, nhanh chóng, chi phí phù hợp. Vui lòng liên hệ Hoàng Vy tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất!  

Hotline: 0933277479 0937832479

Website: www.tuvangiayphephoangvy.com

Email: hotro@tuvangiayphephoangvy.com

[CÁC TIN KHÁC]

Bài viết liên quan