Tư vấn giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô

Giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô đang là vấn đề rất được quan tâm đối với các cá nhân/ doanh nghiệp kinh doanh nông sản sấy khô tại Việt Nam. Bài viết này, HoàngVyMedia cung cấp đến quý độc giả những quy định, thủ tục cũng như dịch vụ thực hiện xin cấp giấy phép cho cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô.

Nông sản sấy khô phổ biến trên thị trường đa dạng mặt hàng như rau củ sấy (khoai lang sấy, cà rốt, bí đỏ…), các loại hạt sấy (hạt điều, hạt dẻ, hạt sen…), cho đến các loại trái cây sấy (mít sấy, chuối sấy, xoài sấy…). Với tiêu chí mang đến sản phẩm an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, hầu hết mặt hàng thực phẩm được quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, quy định nhãn mác, nguồn gốc thực phẩm, an toàn thực phẩm. Vì vậy, sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô cần phải có Giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô theo quy định.

“Giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô – HoàngVyMedia thực hiện cho khách hàng”

Giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô
Giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô (Ảnh: HOÀNG VY MEDIA)

Quy định các loại giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô

♦ Giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô tại Việt Nam

1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2/ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018; hoặc HACCP hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát đến hạn (chỉ cần 1 trong 3 giấy phép).

3/ Kiểm nghiệm – Công bố chất lượng sản phẩm.

4/ Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm.

5/ Đăng ký thương hiệu độc quyền (cần thiết).

Giấy phép xuất khẩu nông sản sấy khô

6/ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS).

7/ Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate – HC).

Quy trình thực hiện giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô

1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

“Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Ảnh: HOÀNG VY MEDIA)

Căn cứ pháp lý Nghị định Số 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp, theo đó giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện sự công nhận của nhà nước với sự ra đời của một thực thể kinh doanh, ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực pháp lý cho doanh nghiệp, là bước đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để có thể đi vào hoạt động đúng luật.

>>> Xem thêm: Địa chỉ uy tín tư vấn thành lập doanh nghiệp ở TP.HCM

2/ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

“Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Ảnh: HOÀNG VY MEDIA)

► Căn cứ Nghị định Số 15/2018/NĐ-CP và Luật ATTP Số 55/2010/QH12 quy định giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy phép bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm tại Việt Nam. Giấy phép an toàn thực phẩm là giấy tờ pháp lý cần và đủ để cơ sở hợp pháp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm.

>>> Xem thêm: Lợi ích sở hữu giấy phép ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm

3/ Kiểm nghiệm Công bố chất lượng sản phẩm 

“Mẫu kết quả kiểm nghiệm và hồ sơ công bố sản phẩm”

Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm
Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm (Ảnh: HOÀNG VY MEDIA)

Kiểm nghiệm sản phẩm căn cứ Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”. Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm; nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất sản phẩm nước chấm cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành. Mỗi doanh nghiệp trước khi đưa sản phẩm nông sản sấy khô ra thị trường bắt buộc phải tuân thủ quy trình kiểm nghiệm.

Công bố chất lượng sản phẩm căn cứ pháp lý Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, quy định này ban hành ngày 2 tháng 2 năm 2018.

Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng để sản phẩm kinh doanh hợp pháp; lợi thế cạnh tranh với sản phẩm cùng loại không công bố; tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác; Kết quả kiểm nghiệm và hồ sơ Công bố là giấy tờ pháp lý được yêu cầu đối với thủ tục xin cấp giấy phép lưu hành tự do, giấy chứng nhận y tế, và một số giấy phép khác. 

>>> Xem thêm: Mẫu hồ sơ tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

4/ Đăng ký mã số mã vạch Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

“Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch”

Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch
Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch (Ảnh: HOÀNG VY MEDIA)

► Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm để hàng hóa đủ điều kiện phân phối sản phẩm vào siêu thị; cửa hàng tiện lợi; cửa hàng sử dụng quét mã số mã vạch; bách hóa… Mã số Mã vạch là tiền đề của tra cứu thông tin sản phẩm, đáp ứng yêu cầu lưu hành sản phẩm trong nước và quốc tế. 

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đảm bảo nhận diện chất lượng sản phẩm và cơ sở sản xuất; góp phần xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương sản phẩm trên toàn quốc và xuất khẩu sản phẩm toàn cầu.

>>> Xem thêm: Mã số Mã vạch – Giải pháp quản lý hàng hóa tối ưu cho doanh nghiệp

5/ Đăng ký nhãn hiệu Bảo hộ độc quyền thương hiệu

Đăng ký nhãn hiệu hay bảo hộ thương hiệu nhằm xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sử dụng thương hiệu, cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu trước hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu. 

“Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu”

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (Ảnh: HOÀNG VY MEDIA)

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm/ dịch vụ

“Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Ảnh: HOÀNG VY Media)

⇔ Ngoài các giấy phép để mặt hàng nông sản sấy khô lưu hành hợp pháp thị trường Việt Nam, tùy vào yêu cầu của nước nhập khẩu mà doanh nghiệp cần thực hiện 1 trong 2 giấy phép xuất khẩu nông sản sấy khô:

6/ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)

Căn cứ Quyết định Số 10/2010/QĐ-TTg Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Giấy phép lưu hành tự do có tên tiếng Anh là Certificate of Free Sale, viết tắt là CFS. Là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Giấy phép lưu hành tự do là điều kiện cần và đủ để hàng hóa thông quan khi xuất khẩu. (CFS) tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu có yêu cầu CFS.

“Mẫu giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS

Giấy chứng nhận lưu hành tự do xuất khẩu thực phẩm
Giấy chứng nhận lưu hành tự do xuất khẩu thực phẩm (Ảnh: HOÀNG VY MEDIA)

⇒ Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ ISO 22000/ hoặc HACCP >>> chỉ cần 1 trong 3

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm

– Tự công bố sản phẩm

– Nhãn chính sản phẩm

– Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán (nếu thương mại)

⇒ Thời gian thực hiện và Cơ quan cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các loại thực phẩm đều có thể xin cấp tại Bộ Công thương (hoặc cơ quan được Bộ Công thương ủy quyền).

– Thời gian thực hiện: 5 đến 7 ngày.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do có hiệu lực: 2 năm.

>>> Xem thêm: Đăng ký Certificate of Free Sale cho hàng hóa xuất khẩu

7/ Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate HC)

Căn cứ Thông tư Số 52/2015/TT-BYH Quy định việc kiểm tra Nhà nước về An toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Giấy chứng nhận Y tế có tên tiếng Anh là Health Certificate, viết tắt là HC. Giấy chứng nhận Y tế được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. 

Đề cao sức khỏe người tiêu dùng, do đó các mặt hàng thực phẩm được quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc, chất lượng, an toàn thực phẩm. Vì yêu cầu của thị trường khắt khe nên sản phẩm thực phẩm xuất khẩu cần đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu theo luật định, vậy nên Giấy chứng nhận Y tế nhằm chứng minh cho điều đó.

“Mẫu giấy chứng nhận y tế – Health Certificate”

Giấy chứng nhận Y tế xuất khẩu thực phẩm
Giấy chứng nhận Y tế xuất khẩu thực phẩm (Ảnh: HOÀNG VY MEDIA)

⇒ Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận y tế

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ ISO 22000/ hoặc HACCP >>> chỉ cần 1 trong 3

– Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu; có thể hiện số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng

– Nhãn chính sản phẩm

– Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán (nếu thương mại)

⇒ Thời gian thực hiện và Cơ quan cấp giấy chứng nhận Y tế

– Xin cấp giấy chứng nhận y tế tại Bộ Y Tế – Cục An toàn thực phẩm.

– Thời gian thực hiện: 7 đến 10 ngày.

– Giấy chứng nhận Y tế có hiệu lực: 2 năm.

>>> Xem thêm: Đăng ký giấy chứng nhận y tế xuất khẩu thực phẩm

Dịch vụ tư vấn thực hiện giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô

HoàngVyMedia chuyên giấy phép thực phẩm, cung cấp dịch vụ làm Giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô: “hỗ trợ toàn quốc – thủ tục đơn giản – thực hiện chuẩn xác – triển khai nhanh chóng – tối ưu chi phí – trả kết quả đúng hẹn”. Với kinh nghiệm cùng chuyên môn đảm bảo mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất đến quý khách.

» Tư vấn quy định, thủ tục cấp giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô;

» Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ xin cấp giấy phép cho nông sản sấy khô;

» Soạn hồ sơ xin cấp các giấy phép nông sản sấy khô và gửi hồ sơ cho khách hàng ký;

» Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước và đóng lệ phí theo quy định;

» Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước, theo dõi hồ sơ cho đến khi có kết quả;

» Đại diện khách hàng nhận các giấy phép và bàn giao tận nơi cho khách hàng.

Liên hệ dịch vụ làm giấy phép 

Với kinh nghiệm thực hiện giấy phép cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; HoàngVyMedia cung cấp đến quý khách dịch vụ làm Giấy phép sản xuất kinh doanh nông sản sấy khô cũng như sản phẩm khác “trọn gói – nhanh chóng – tối ưu chi phí”. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Hotline: 0933277479 0937832479

Website: www.tuvangiayphephoangvy.com

Email: tuvangiayphephoangvy@gmail.com

[CÁC TIN KHÁC]

Bài viết liên quan