XỬ PHẠT KHI KHÔNG CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Công bố chất lượng sản phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi loại thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Thực phẩm không công bố tiêu chuẩn chất lượng, chất lượng không đúng với tiêu chuẩn chất lượng đã công bố sẽ bị xử lý.

Mặt hàng quy định công bố chất lượng sản phẩm trước khi lưu hành

Căn cứ pháp lý Nghị định Số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).

⇔ Sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường được công bố thông qua 02 hình thức:

1/ Thủ tục tự công bố sản phẩm

Căn cứ Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tổ chức; cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố đối với các sản phẩm sau đây:

– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.

– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

– Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

2/ Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm

Căn cứ Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tổ chức; cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

– Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

– Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Lợi ích từ việc thực hiện công bố chất lượng sản phẩm

→ Đáp ứng yêu cầu luật pháp Việt Nam, tuân thủ luật định trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.

→ Đảm bảo sản phẩm hợp pháp lưu thông thị trường, kinh doanh sản phẩm đúng quy định Nhà nước.

→ Hồ sơ công bố là giấy tờ pháp lý cần thiết và quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

→ Sản phẩm thực hiện công bố được khách hàng tin dùng lựa chọn cũng như đối tác chú trọng.

→ Sản phẩm có đầy đủ giấy tờ pháp lý thì dễ dàng tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao uy tín.

→ Tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm không công bố, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Không công bố chất lượng sản phẩm bị xử lý thế nào?

*Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP Vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

b) Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

d) Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm:

a) Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật;

d) Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025;

đ) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm;

b) Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

b) Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này;

c) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.

*Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm nếu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm…

Điều 21. Vi phạm quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;

b) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mà chưa đến mức là hàng giả theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

HoangVyMedia – đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm (toàn quốc)

HoangVyMedia – đơn vị uy tín tư vấn pháp lý chuyên lĩnh vực công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu (nói riêng) cũng như tư vấn thực hiện giấy phép (nói chung). Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và chuyên môn; HoangVyMedia cung cấp dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm, hỗ trợ quý khách hàng trên toàn quốc với dịch vụ “TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG – TỐI ƯU CHI PHÍ”.

“Mẫu kết quả kiểm nghiệm và bản công bố sản phẩm”

Công bố chất lượng sản phẩm
Công bố chất lượng sản phẩm (Ảnh: HOÀNG VY MEDIA)

Quý khách có nhu cầu thực hiện công bố chất lượng sản phẩm hay cần làm giấy phép liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm; vui lòng liên hệ HoangVyMedia để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất! 

Hotline: 0933277479 0937832479

Website: www.tuvangiayphephoangvy.com

Email: hotro@tuvangiayphephoangvy.com

[CÁC TIN KHÁC]

Bài viết liên quan